Kỹ thuật giật trong bóng bàn

Ngày đăng 18/07/2017 10:26

Khi đã biết chơi bóng bàn, tất cả mọi người đều có những câu hỏi cho bản thân. Ngoài những câu mang tính tổng quát như làm thế nào để tấn công một cách hiệu quả nhất hay làm thế nào phòng thủ tốt nhất, thì có những câu hỏi cụ thể như câu cách nào để giật mạnh nhất, khống chế cú giao bóng này như thế nào, cách luyện gò bóng xoáy nhiều và ngắn ra sao ,.... Và một trong những câu hỏi được mọi người ưa thích nhất làm sao để thực hiện Kỹ thuật giật trong bóng bàn.

Kỹ thuật giật trong bóng bàn là kỹ thuật như thế nào

Thực tế, mọi diễn đàn khi có câu hỏi  này xuất hiện, người hỏi luôn nhận được ngay những câu comment: "Dễ lắm, dễ thôi", rồi kèm theo những lời khuyên chung chung như tập luyện nhiều hơn, giật nhiều hơn, tăng cường thể lực, khụy gối, xoay hông, tập tạ tay .... Tạm gọi là lời khuyên về thể lực. Bên cạnh đó là những lời khuyên mang đầy tính khoa học và kỹ thuật như: đánh bóng đầu vợt, lựa chọn mút tốc độ cao hơn, cốt cứng hơn, duỗi hết cánh tay cho cánh tay đòn dài hơn, sử dụng cổ tay, tăng cường ma sát cho mặt vợt, hạ người rồi xoay chân trụ.
Kỹ thuật block trong bóng bàn
Điều này có nghĩa ai cũng có thắc mắc, nhưng rất sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết . Đôi khi, chúng ta vẫn có nhiều điều thắc mắc về những hiện tượng kỳ lạ xung quanh cú giật. Tại Việt Nam, VĐV Đặng Trần Phú một trong những cây vợt hàng đầu TPHCM hiện nay có tầm vóc khiêm tốn . Chỉ khi anh thực hiện giật xung thì ta thấy nếu đối thủ đỡ được bóng đã là quá tốt rồi.
Vậy vấn đề là ở đâu, yếu tố nào làm cú giật mạnh như mong muốn. Chúng ta hãy thử xem xét các yếu tố vật lý. Định nghĩa cú giật mạnh là gì ? Có phải giật với quá nhiều sức quá sẽ ra ngoài còn giật yếu thì bóng sẽ chạm lưới? Thực tế là ngược lại hoàn toàn.
BÀN BÓNG BÀN VINASPORT 25 LY
Một VĐV cử tạ có thể thực hiện cú đánh mạnh đến mức bóng bay đến cuối phòng nhưng không chạm bàn gọi là giật mạnh ? Câu trả lời đương nhiên là không. Vậy một cú giật mạnh phải là cú giật khiến bóng chạm bàn đối phương, với tốc độ cao và xoáy nhiều. Mọi vấn đề sẽ được lý giải từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất mà hầu hết mọi người đều không chú ý tới đó là đường đi của bóng phụ thuộc xoáy. Từ cơ sở này, hiện tượng bóng bay không chạm bàn và bóng cắm lưới sẽ được giải thích, và mọi người sẽ biết hiện tại đang có một số quan niệm sai lầm về bóng xoáy. Clip dưới sẽ giải thích hiện tượng này:
MUA BÀN BÓNG BÀN GÍA RẺ
Bộ chân trong bóng bàn
Hãy quan sát từ 0:15 đến 0:55 , ngoại trừ xoáy bóng corkscrew là loại chưa cần quan tâm đến vì ít khi thực hiện được khi đánh, ngoại trừ lúc giao bóng. Ta tập trung phân tích các loại xoáy lên, xoáy xuống và xoáy ngang. Khi bóng được tác động 1 lực F và bay đi, bóng sẽ có những đường đi khác nhau tùy theo chiều của xoáy và tốc độ xoáy. Cụ thể là xoáy lên sẽ làm bóng đi xuống, còn xoáy xuống thì đường bóng bay gần như ngang. Có thể minh họa lý thuyết này bằng hình vẽ như sau: Kỹ thuật giật trong bóng bàn Hình vẽ minh họa điểm ở giữa bóng, khi bóng xoáy theo chiều nào, không khí sẽ tạo áp lực khiến trái bóng chuyển động theo hướng mũi tên. Như vậy, lực tác động với xoáy lên và xoáy xuống, khi lực giật xoáy lên càng lớn, khả năm bóng cắm lưới sẽ càng lớn vì bóng có xu hường đi xuống rất mạnh. Ngược lại, bóng xoáy lên ít hơn sẽ đi thẳng hơn nên khả năng bay ra khỏi bàn cao hơn. Đến đây có thể kết luận trái với suy nghĩ của nhiều người: giật bóng ra ngoài nghĩa là giật với ít xoáy, giật bóng cắm lưới không phải là giật nhẹ, mà là giật với quá nhiều xoáy. Banbongbangiare.com sẽ quay lại hiện tượng này sau vì sẽ có người thắc mắc: giật bóng xoáy xuống quá nhẹ cũng cắm lưới, không nên nói giật mạnh nhiều xoáy, thế nhưng, đó là một cơ chế hoàn toàn khác: phản ứng của mút bị xoáy. TẠI banbongbangiare.com