Cú đánh cắt bóng bàn thuận tay của Hiroshi shibutani là một công cụ hữu hiệu được tuyển thủ người Nhật Bản sử dụng trong chiến lược phòng thủ. Phòng thủ là lối chơi ít được giới chuyên nghiệp đánh giá cao vì tư tưởng phòng thủ sẽ trở nên bị động. Nhưng Hiroshi đã chứng minh một điều hoàn toàn khác.
Hãy cùng phân tích các bước thực hiện trong cú cắt bóng bàn Cú đánh cắt bóng bàn thuận tay của Hiroshi shibutani Hình 1: Khi chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật, thân người VĐV tạo với bàn một góc khoảng 45 độ. Tư thế thực hiện đòi hỏi khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai và hơi gập đầu gối để dễ dàng di chuyển trọng tâm. Trọng tâm cơ thể vào thời điểm này đang ở chân sau.. Tay cầm vợt vào thời điểm này ở tại vị trí trên cao và được đưa ra sau, tay gập 90 độ.Top 10 vận động viên bóng bàn sử dụng backhand
Kỹ thuật bóng bàn banana flickHình 2 Ta có thể thấy khi vợt chạm bóng có 5 điều cần đặc biệt chú ý: 1. Khi vợt chạm bóng, ta có thể thấy vợt đang ở cùng tầm với mặt bàn, được thể hiện bằng đường màu đỏ đút nét 2. Khi nhìn vào vị trí của vợt với cơ thể VĐV, vợt ở ngang hông khi chạm bóng. 3. VĐV dồn trọng lượng vào chân phải để có thể tạo ra độ chuẩn xác cho cú đánh 4. Khi bóng đến nơi, để chạm bóng chính xác, trọng tâm được hạ thấp để có thể quan sát và điểm khiển cổ tay để cắt bóng. 5. Góc của vợt lúc này hơi mở rộng. Điều này còn tùy thuộc vào độ xoáy của bóng khi đến và mong muốn độ xoáy khi đánh trả bóng
Bàn bóng bàn 729 – TA1Hình 3 và 4: Sau khi đã chạm bóng, đà sau khi cắt bóng vẫn còn nhưng sẽ hết trước khi VĐV kịp duỗi thẳng tay. Trọng lượng cơ thể lúc này đang ở tại chân trái. Đây có thể coi là một cú cắt bóng thuận tay tiêu chuẩn mà chỉ riêng Hiroshi mới có thể thực hiện được. Điểm chính để thực hiện kỹ thuât này là khi chạm bóng, vợt phải ở chiều cao ngang bàn. Hơn nữa, chúng ta phải thận trọng trong thời điểm đánh khi bóng ở cao hơn bàn hoặc ở thấp hơn bàn. Bóng ở cao hơn thì gọi là đánh sớm còn bóng ở thấp gọi là đánh muộn Hình 5: Khi chuẩn bị chạm bóng, kéo vợt lên cao ngang đầu và khuỷu tay cầm vợt gập thành một góc vuông để chuẩn bị tạo xoáy khi đánh. Hình 6: Hiroshi lùi chân phải về phía sau và thân người lúc này không còn song song với bàn. Những sai lầm thường thấy khi thực hiện động tác Hình F1: Thân trên không khom, đứng thẳng, khoảng cách giữa hai chân không đủ để di chuyển. Hình F2: Không di chuyển chân phải ra sau, thay vào đó chân phải lại ở phía trước. Đối với tư thế như vậy không thể đưa tay và chặt bóng đúng kỹ thuât.
Thắc mắc về giá bàn bóng bàn
Hình F3: Hai chân song song khi đưa vợt xuống cắt bóng. Tiếp xúc bóng trước cơ thể, không phải ở khoảng không ở gần hông sẽ làm giảm độ xoáy của cú đánh. Hình F4: VĐV không chuyển trọng tâm sang chân trái khi kết thúc cú đánh và vẫn còn nghiêng người trên chân phải. Điều này khiến người chơi dễ bị mất thăng bằng. Mua bàn bóng bàn giá rẻ tại banbongbangiare.com